Vi khuẩn HP âm thầm hủy hoại sức khỏe của bạn như thế nào?
HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày-tá tràng. Kết quả nghiên cứu này đã đập tan những quan điểm suốt hàng thập kỉ cho rằng nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng là do stress hay chế độ ăn uống. Các biểu hiện nhiễm khuẩn HP thường diễn ra âm thầm cho đến khi tổn thương nghiêm trọng với các biểu hiện ồ ạt của viêm loét dạ dày- tá tràng.
Viêm loét dạ dày do HP không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị và ung thư dạ dày.
Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe
Trong khi phần lớn các vi khuẩn bị tiêu diệt bởi môi trường aicd của dịch vị dạ dày thì vi khuẩn HP lại có những cơ chế đặc trưng để tồn tại và sinh sôi. Chúng tồn tại chủ yếu ở phần sâu của lớp nhày bao phủ niêm mạc dạ dày, tiết ra enzym urease gây độc cho tế bào niêm mạc. Ngoài ra, chúng còn ngăn cản quá trình tổng hợp chất nhày, khi này acid chạm vào thành dạ dày và gây tổn thương. Những tổn thương này chỉ diễn ra âm thầm cho đến khi diễn biến nghiêm trọng gây ra các biểu hiện của viêm loét dạ dày- tá tràng.
Thông thường, HP tồn tại tư nhiên trong dạ dày với số lượng ít và có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, vì bất kì nguyên nhân nào khiến số lượng vi khuẩn HP trong dạ dày tăng cao, có thể gây ra những hậu quả cực kì nghiêm trọng nếu không được kịp thời kiểm soát, chính là tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày, và cuối cùng là các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày.
Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng, khoảng 50% dân số thế giới nhiễm HP ở mức cần điều trị. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là 70%, thậm chí lên đến 90% ở thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm HP đáng báo động này là do khả năng lây truyền rất cao của HP qua nước bọt do ăn chung, uống chung, dùng chung đồ. Đây cũng là lý do gây nên tình trạng nhiễm HP cả gia đình.
HP đang ngày ngày âm thầm hủy hoại sức khỏe của con người. Đầu tiên là những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa, có thể dẫn đến viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính, có nguy cơ phát triển thành các biến chứng như thủng dạ dày, hẹp môn vị và ung thư dạ dày. Ngoài ra, nhiễm HP kéo dài có thể gây thiếu hụt sắt, hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng. Hơn nữa, sức khỏe của ruột liên quan mật thiết đến não, vì vậy nhiễm khuẩn HP cũng có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng và khó tập trung.
Vậy, đâu là phương pháp điều trị HP?
Hiện nay, phác đồ sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị vi khuẩn HP được hầu hết bác sĩ lựa chọn. Tuy nhiên, HP có khả năng biến đổi để kháng kháng sinh rất nhanh. Để đối phó với tính chất này, các nhà khoa học luôn theo dõi và tìm ra các phác đồ điều trị mới hiệu quả để thay thế các phác đồ cũ đã thất bại.
Đầu tiên là phác đồ 3 loại thuốc, sử dụng 7 ngày gồm một thuốc ức chế bơm proton kết hợp với 2 kháng sinh amoxicillin và clarithromycin/ metronidazol. Tuy nhiên, ở châu Á, tỷ lệ HP kháng Clarithromycin là 5-13%, kháng Metronidazol là 30-60%. Vì vậy, phác đồ này thường thất bại trong điều trị HP.
Khi này, phác đồ 4 thuốc gồm một thuốc ức chế bơm proton, bismuth subsalicylate, tetracyclin và metronidazol/ amoxicillin được khuyến cáo sử dụng. Nếu vẫn thất bại, phác đồ 4 thuốc điều trị “liên tiếp” (3 kháng sinh, gồm 5 ngày đầu: omeprazol và amoxicillin, 5 ngày sau: omeprazol, clarithromycin và metronidazol) sẽ được chỉ định cho bệnh nhân. Phác đồ “cứu vãn” là phác đồ dùng sau cùng khi các phác đồ khác đều thất bại, sử dụng các kháng sinh mới là levofloxacin hoặc rifabutin.
Các phác đồ điều tri HP bằng kháng sinh đang đi vào ngõ cụt
Hiện nay, các phác đồ điều trị HP liên tục được cập nhật, tuy nhiên trên thực tế vẫn không mang lại hiệu quả triệt để vì tỷ lệ các chủng HP kháng kháng sinh tăng rất nhanh. Theo các báo cáo mới nhất trong Hội nghị tiêu hóa Việt Nam, hiệu quả điều trị HP của các phác đồ đang suy giảm một cách nhanh chóng. Hiện nay phác đồ đầu tay chỉ tiệt trừ HP thành công trên 34,5% bệnh nhân, điều đó có ngĩa là tới gần 70% bệnh nhân bị thất bại với phác đồ tiệt trừ HP đầu tay.
Nguyên nhân gây ra tình trạng điều trị HP bằng kháng sinh không hiệu quả gồm:
Không tuân thủ điều trị: liệu trình phải sử dụng nhiều loại thuốc trong nhiều ngày liên tiếp dẫn đến khó khăn trong việc nhớ lịch uống và kiên trì của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân khi thấy giảm các triệu chứng sẽ ngay lập tức dừng thuốc mà không biết rằng HP vẫn còn phát triển, dẫn đến nhiễm HP mạn tính. Đồng thời, sử dụng kháng sinh dài ngày gây mệt mỏi cho người bệnh, dễ dẫn đến chán nản và khó tuân thủ điều trị.
Sử dụng kháng sinh bừa bãi: thực trạng sử dụng, kê đơn kháng sinh bừa bãi hiện nay khiến tỷ lệ HP kháng kháng sinh ngày càng cao. Dẫn đến hậu quả khó để diệt hết HP trong một đợt điều trị.
Khi biết mình bị nhiễm HP, người bệnh nên có những biện pháp để kiểm soát tình hình này, không nên chủ quan vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Gần đây, các tiến bộ khoa học đã tìm ra nhiều thành phần mới ngoài kháng sinh có tác dụng điều trị vi khuẩn HP, mở ra một hi vọng mới cho người bệnh.
Nếu như bạn là một người bận rộn với công việc cũng như muốn tiết kiệm thời gian để làm việc nhưng căn bệnh không may đến với bạn, bạn sợ rằng sẽ gây truyền nhiễm trẻ em. Tốt nhất điều đầu tiên bạn phải luôn để ý đến ăn uống cũng như kèm theo đó là sử dụng viên nang Agar – Hp chưa chiết suất tinh dầu trầm hương của công ty chúng tôi để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của dạ dày, giúp điều trị hết vi khuẩn HPkhiến dạ dày hoạt động bình thường và khỏe hơn. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn sản phẩm nhanh chóng và đặt hàng giao tận nơi cho quý khách.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AGARVINA
Địa chỉ: Số 3 Đường 45, P. An Khánh, TP. Thủ Đức, HCM
Hotline: 1900 9279
Email: agarvina@gmail.com
Website Công ty Dược Phẩm AGARVINA: agarhp.vn
Website Công ty TNHH Sản xuất Trầm Hương AGARVINA: agarvina.vn