Những tác dụng phụ không mong muốn khi điều trị HP

Trong quá trình điều trị HP để đạt được hiệu quả cao thì chúng ta cần phối hợp nhiều loại thuốc để nâng cao hiệu quả. Do sử dụng nhiều loại thước như vậy nên việc gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn là không thể tránh khỏi như rối loạn tiêu hóa, chán ăn,….. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những tác dụng phụ thường gặp phải khi điều trị HP và cách xử lý.

Các tác dụng phụ và các xử lý

Đối với nhóm thuốc Thuốc giảm tiết acid dịch vị:

Nhóm PPI : 

– Omeprazole
Tác dụng  không mong muốn như: tiêu chảy, táo bón, đau đầu.

– Lansoprazole.

Tác dụng không mong muốn ít gặp hơn nhưng vẫn còn chủ yếu là nhức đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa.

–  Pantoprazole.

Thuốc hấp thụ tốt, liên vết loét nhanh và ít tác dụng không mong muốn

– Rabeprazole

Tác dụng không mong muốn thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…

– Esomeprazole

Thuốc ít tác dụng không mong muốn nhưng vẫn còn các biểu hiện nhẹ của: nhức đầu, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.

Nhóm kháng histamin H2

– Cimetidin

Tác dụng không mong muốn như: rối loạn tinh thần đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân suy thận, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, tăng nhẹ men gan, vú to, liệt dương…

– Ranitidin

Thuốc có ít tác dụng phụ hơn cimetidin nhưng vẫn có:nhức đầu, chóng mặt, ngứa.

– Nizatidin và famotidin có tác dụng mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn cimetidin rất nhiều.

Cách xử lý

  • Sử dụng đúng liều lượng và thời gian.
  • Nên sử dụng trước ăn 30-60 phút
  • Uống thêm nhiều nước ăn nhiều hoa quả giàu vitamin
  • Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Đối với nhóm Thuốc trung hòa acid dịch vị và bao che niêm mạc dạ dày

Thuốc trung hòa acid dịch vị

Nhôm hydroxid có thể gây ra táo bón, tình trạng cơ thể thiếu phosphat gây nên loãng xương.

Magnesi hydroxid có thể gây ra tình trạng đắng miệng, buồn nôn và ảnh hưởng đến thận.

Thuốc bao che niêm mạc dạ dày

Sucralfat được sử dụng tốt trong trường hợp trào ngược dịch mật. Thuốc có thể gây táo bón, giảm hấp thu tetracycline, phenytonin… và không dùng cho người suy thận nặng.

Cách xử lý

  • Sử dụng theo liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sỹ
  • Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa

Đối với nhóm Thuốc kháng sinh

Amoxicilin

Ít gặp:  có thể gây sôi bụng, nôn, buồn nôn, đi ngoài, viêm đại tràng màng giả mạc…, ít kháng thuốc

Clarithromycin

Thuốc Clarithromycin: có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, ngứa, ban đỏ, nổi mề đay. Trong một số trường hợp hiếm gặp đó là ảnh hưởng chức năng gan, tăng bilirubin huyết thanh, tăng bạch cầu eosin,….

Tetracyclin
Tetracyclin: Việc sử dụng tetracyclin có thể xuất hiện một số tác dụng không mong muốn, đó là cảm giác khó chịu sau khi uống (bỏng rát bụng, bỏng rát sau xương ức, cảm giác buồn nôn và nôn), đầy bụng chán ăn, ảnh hường tới sự phát triển của xương, răng ở trẻ em

Nhóm 5 nitro imidazol

Khi dùng thuốc đơn độc sẽ dễ gây ra tình trạng kháng thuốc phát triển nhanh. Sử dụng trong thời gian ngắn có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, phát ban… dùng kéo dài thường gây mất vị giác.

Levofloxacin

Tác dụng không mong muốn có thể gặp:   buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng, tăng men gan, đau khớp, yếu cơ …

Cách xử lý

  • Việc dùng thuốc kháng sinh để chữa trị bệnh viêm loét dạ dày là rất cần thiết cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Hp. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, các loại thuốc trên có thể là con dao hai lưỡi. Do đó, trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc, bỏ thuốc dễ dẫn đến hiện tượng lờn thuốc, bệnh càng khó chữa trị hơn.
  •  Sử dụng thêm men vi sinh(probiotics) để giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi sử dụng các kháng sinh để điều trị HP

Đối với nhóm Bismuth

Tác dụng phụ thường gặp, mệt mỏi, đi ngoài phân đen…

Cách xử lý

Sử dụng đúng liều, đúng thời gian(trước ăn). Tác dụng phụ sẽ hết sau khi ngưng thuốc

Trên đây là những tác dụng không mong muốn của các thuốc trong điều trị HP trong đó tác dụng không mong muốn của kháng sinh thường khiến bệnh nhân khó tuân thủ điều trị và đặc biệt là tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc dẫn đến thất bại trong điều trị hp.

Nếu như bạn là một người bận rộn với công việc cũng như muốn tiết kiệm thời gian để làm việc nhưng căn bệnh không may đến với bạn, bạn sợ rằng sẽ gây truyền nhiễm trẻ em. Tốt nhất điều đầu tiên bạn phải luôn để ý đến ăn uống cũng như kèm theo đó là sử dụng viên nang Agar – Hp chưa chiết suất tinh dầu trầm hương của công ty chúng tôi để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của dạ dày, giúp điều trị hết vi khuẩn HPkhiến dạ dày hoạt động bình thường và khỏe hơn. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn sản phẩm nhanh chóng và đặt hàng giao tận nơi cho quý khách.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AGARVINA

Địa chỉ: Số 3 Đường 45, P. An Khánh, TP. Thủ Đức, HCM

Hotline: 1900 9279

Email: agarvina@gmail.com

Website Công ty Dược Phẩm AGARVINA: agarhp.vn

Website Công ty TNHH Sản xuất Trầm Hương AGARVINA: agarvina.vn

Trả lời